Chia sẻ kỹ năng để trở thành một nhà thiết kế

Chia sẻ kỹ năng để trở thành một nhà thiết kế

Bạn đang ấp ủ một ước mơ trở thành nhà thiết kế, bạn đam mê với ngành thiết kế đồ họa. Bạn đang nỗ lực cố gắng để thực hiện ước mơ của mình và muốn nghe chia sẻ của những người đi trước và thành công trên còn đường trở thành một nhà thiết kế giỏi. Bản thân tôi cũng đam mê ngành thiết kế đồ họa và khao khát trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp. Với những gì đã biết, đã được học từ công ty Việt Tâm Đức và từ nguồn sưu tầm tôi xin chia sẻ với các bạn một số điều như sau:

Nhà thiết kế là ai?

Nhà thiết kế là ngươì có thể sử dụng kỹ năng thiết kế để áp dụng vào công việc của mình. Công việc của anh ta không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng sẽ nhìn ra sao, mà còn tạo ra một cái nhìn rõ ràng dựa trên cách nó sử dụng và cách mà nó được tạo ra.Người thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau, có các kỹ năng khác nhau, nhưng nền tảng cơ bản thì tương tự. Trong thiết kế nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng đòi hỏi người thiết kế cân nhắc tính thẩm mỹ, tính năng, và rất nhiều khía cạnh của một đối tượng hoặc một quá trình, nó thường xuyên đòi hỏi sự nghiên cưú, suy nghĩ, mô phỏng, tương tác và thiết kế lại.Là một nhà thiết kế giỏi không chỉ thể hiện trình độ nghề nghiệp mà còn sáng tạo và mang lại cho khách hàng một cảm giác được sở hữu một cái gì đó có giá trị cao, độc đáo và quí báu. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế giỏi?

1. Năng khiếu: Trước tiên quan trọng nhất là bạn phải có năng khiếu. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để bạn nuôi ước mơ trở thành một nhà thiết kế giỏi về lĩnh vực mà bạn mà bạn yêu thích. Khi bạn muốn trở thành hoạ sĩ bạn cần có năng khiếu vẽ, khi bạn muốn trở thành đầu bếp bạn cần có năng khiếu cảm thụ hương vị của các loại thức ăn và đương nhiên với ngành thiết kế cũn vậy…

2. Sự đam mê: Tiếp theo đó chính là sự đam mê. Bất cứ việc gì có niềm đam mê đều có thể trở thành một nghệ thuật thực sự, cho dù một cái bánh biscuit được làm từ bếp trưởng cừ khôi trong nghệ thuật nấu ăn; hay khi vẽ ra một bộ truyện tranh, người hoạ sĩ truyện tranh cũng phải là người có logic tốt và có khả năng đồng cảm thấu hiểu con người cao thì sản phẩm của bạn mới có hồn và chạm đến tim khách hàng.
Nhà thiết kế trẻ Nguyễn Hồng Vỹ - Vỹ Vlash, một chàng trai cá tính, với nhiều tác phẩm thiết kế ấn tượng trong lĩnh vực đồ hoạ và motion graphic đã trả lời câu hỏi: Theo bạn thì để sáng tác các tác phẩm Motion Graphic cần những kỹ năng gì? “Quan trọng nhất thì vẫn là cái đầu, ý mình ko phải là 1 bộ óc siêu phàm gì đó mà chỉ là 1 cái đầu đam mê, khi đam mê thứ gì đó thì ta sẽ luôn muốn tìm hiểu sâu và sâu hơn, thích làm những thứ viển vông trên trời rồi dần dần sẽ tích lũy đc nhiều thứ kinh nghiệm, kỹ năng mà có thể trường lớp ko bao giờ dạy ta những thứ đó”.


3. Sự sáng tạo: 
Với những ai yêu thích nghệ thuật thì sự sáng tạo là điều rất cần thiết Sáng tạo để phát triển và tạo nên dấu ấn riêng. Bạn nên đi nhiều và trải nghiệm nhiều thứ, lúc đó "vốn liếng" của bạn sẽ được tích lũy và cơ hội phát triển nghề sẽ cao hơn rất nhiều. Sự khác biệt chính giữa một công việc đơn thuần và một công việc nghệ thuật thì trước tiên bạn phải hoàn tất các yêu cầu rồi sau đó mới sáng tạo. Khi bạn để tâm một phần hay cả tâm hồn vào từng chi tiết, thì bạn đã mang đến một phần khả năng sáng tạo và năng khiếu của mình. Bạn càng hào phóng hơn thì bạn càng tạo ra cho thế giới này những điều thú vị hơn. Hào phóng để đưa thế giới nội tâm của mình tới mọi người khác không sợ bị từ chối hay hiểu lầm đó chính là sự can đảm, sự liều lĩnh cần thiết để có thể  mang đến thành công. 

4. Kiên trì : Đây là chìa khoá thành công trong bất cứ việc gì mà bạn làm. Liên tục cống hiến và làm việc chăm chỉ sẽ đem lại kết quả tốt. Và để trở thành một nhà thiết kế thành công cũng không ngoại trừ, các bạn phải luôn làm việc, luôn thiết kế. Theo đuổi nghề thiết kế rất thú vị, bạn càng thiết kế nhiều thì khả năng của bạn càng tăng.Hoạ sĩ trẻ Lê Mai Anh, một hoạ sĩ tuổi teen, đam mê nghề vẽ truyện tranh đã chia sẻ cho chúng ta biết một trong những bí kíp thành công của bạn: “Mình đã luyện tập bằng hai cách: học ở trường và làm thêm ở ngoài. Việc học vẽ ở trường giúp bạn có căn bản tốt, còn việc làm thêm giúp những kiến thức học được ở trường được phát huy thực tế hơn, sáng tạo hơn”.

 

 chia se de tro thanh mot nha thiet ke gioi

 

5. Phải tìm cách tạo dấu ấn riêng: Dấu ấn riêng tạo ra từ chính cá tính của bạn. Người có cá tính và biết mình muốn gì sẽ tạo ra những tác phẩm đặc biệt mang đậm dấu ấn riêng. Khi bắt đầu thiết kế các bạn chưa biết phong cách sau này của mình thế nào, dần dần khi tập thiết kế nhiều hơn và tự đưa suy nghĩ của mình vào trong tác phẩm thì tác phẩm của bạn cũng dần trở nên có bản sắc riêng.

 6. Mạo hiểm và học từ những sai lầm của mình: Muốn thành công thì không thể thiếu sự mạo hiểm. Những sai lầm là một phần của quá trình đạt được những kết quả vĩ đại. Người thiết kế tốt sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình.Biến sai lầm thành những kinh nghiệm quý giá của bạn thân. Điều quan trọng là nhìn các lỗi lầm một cách thận trọng và rút ra những điều thực sự bổ ích để tiếp tục đi lên.

7. Đánh giá và kiểm tra công việc của bạn: Đừng bao giờ quên đánh giá lại sản phẩm của mình. Khi bạn trong quá trình thiết kế điều gì đó, dành chút thời gian nhìn vào sản phẩm của mình và hỏi chính mình những câu hỏi sau:

• Tôi sẽ trả lời thế nào nếu ai đó hỏi tôi về quan điểm thực sự của thiết kế này?
•Tôi sẽ đề nghị gì để làm nó tốt hơn?

• Có thể sử dụng những yếu tố khác với cách sử dụng hiệu quả hơn không?
• Tôi có thể làm nó đơn giản hơn không?

Khi bạn đã có thể tự trả lời những câu hỏi kia thì tôi chắc chắn rằng bạn sẽ tự tìm cho mình một lối đi đúng hướng và trở thành một nhà thiết kế tốt hơn.
Và khi dự án hoàn thành, bạn không nên bỏ nó vào quên lãng, hãy nhìn chúng lần nữa và xem liệu bạn có thể làm tốt hơn không. Bỏ qua những thói quen thiết kế hàng ngày , nghĩ khác và hỏi bản thân "Điều gì xảy ra nếu tôi bỏ thói quen thiết kế này".Cố gắng, cố gắng bỏ qua cách giải quyết vấn đề mà bạn hay dùng và thúc đẩy bản thân để thiết kế theo một cách khác thường, một cách mới lạ mà có thể bạn đã từng cho đó là sự điên rồ, tuy nhiên đôi khi những điên rồ ấy lại tạo cho bạn phong cách.

8. Dõi theo một nhà thiết kế mà bạn hâm mộ

 Bạn chắc hẳn có một người nghệ sĩ, nhà thiết kế nào đó, người mà gây cảm hứng về nghề nghiệp cho bạn. Nếu không có, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về một người có ảnh hưởng trong nghề này. Sau đó hãy nghiên cứu các tác phẩm của họ, dành thời gian xem các thiết kế chuyên nghiệp của họ. Ghé thăm các Portfolio của các nhà thiết kế yêu thích và hỏi họ những câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm: Làm sao để làm vậy? Anh/chị đã học thế nào? Tại sao anh chị lại làm vậy?… Những nhà thiết kế giỏi thường không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

 

 

 chia se de tro thanh mot nha thiet ke gioi

 

Theo hoạ sĩ Đào Quang Huy, một hoạ sĩ trẻ, năng động, đa tài và rất tâm huyết với nghề. Tác phẩm của anh là những bức tranh hóm hĩnh, mang tính giải trí cao. Anh đã chia sẻ chi bạn đọc về thần tượng ảnh hưởng đến phong cách của mình: “ Dạo này mình không còn chăm xem tranh nhiều như hồi còn học đại học mà hay tự nghiên cứu là nhiều, phần lớn tập trung vào hai mảng: hiện thực và hoạt hình, do vậy "thần tượng" còn đọng lại trong mình sau nhiều năm qua là…Walt Disney, vì các phim hoạt hình của Disney kết hợp hiện thực vào hoạt hình rất tốt”

 

( nguồn Design Việt Nam )

Lịch khai giảng gần nhất
Tháng 3
16
Tháng 3
16
Thời lượng: 3 Buổi